Gà bị yếu, thậm chí mất gân sẽ không thể thi đấu trên các sới gà chuyên nghiệp. Vì vậy, việc tập luyện bộ gân cho gà đá sẽ cần thực hiện bài bản. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ lý giải chi tiết những nguyên nhân khiến gà bị yếu gân. Đồng thời cung cấp các cách khắc phục hiệu quả nhất với từng trường hợp.
Nguyên nhân khiến gà bị yếu gân
Có 5 nguyên nhân chính khiến gà bị yếu gân, thậm chí mất gân mà anh em nuôi gà đá cần lưu ý.
- Gà bị mất gân do quá trình tiêm thuốc bổ, tiêm phòng vào cơ đùi không đúng liều lượng thuốc. Từ đó, lượng thuốc kháng sinh ở liều cao khi tiêm vào phần đùi sẽ khiến gân mất trong thời gian dài.
- Cách vần đòn, om chườm hoặc vần hơi không đúng cách. Cũng là nguyên nhân quan trọng khiến gà bị yếu, mất gân.
- Vần gà quá sớm, chưa đúng thời điểm gà trưởng thành. Sẽ khiến gà chọi bị ép đòn quá tải dẫn đến mất gân.
- Thời gian thay lông cho gà chọi từ vụ 1 sang vụ 2 không cản mái. Khiến gà đạp mái trong 1 thời gian ngắn quá nhiều cũng sẽ khiến chúng bị yếu và mất đi hệ gân.
- Ngoài ra, nguyên nhân do di truyền của dòng gà cũng sẽ khiến hệ gân suy yếu.
Các bài tập cho gà bị yếu cần phục hồi
Bước 1: Kiểm tra gân gà
Khi phát hiện gà chân yếu hoặc đi tập tễnh. Anh em cần tách ngay chúng ra khỏi đàn để kiểm tra. Tuyệt đối không cho gà đạp trống, mái trong giai đoạn này. Mà hãy thả cho chúng ra không gian rộng rãi.
Nơi phù hợp nhất cần có đất cát, cây cỏ để chúng thỏa thích đi tắm cát và tự do đi kiếm ăn. Tuy nhiên, anh em cũng có thể thả chúng với gà con chứ không nhất thiết phải tách 1 mình.
Bước 2: Om bóp cho gà
Om bóp cho gà bằng rượu thuốc hàng ngày vào buổi sáng hoặc tối liên tục trong vòng nửa tháng. Sẽ giúp hệ gân của gà được phục hồi nhanh chóng. Hãy tiếp tục quá trình này kết hợp với những bài tập phục hồi để đạt được hiệu quả nhanh nhất.
Bước 3: Tập luyện các bài huấn luyện
- Bài 1: Đặt 1 tay ở lườn trước và 1 tay ở lườn sau của gà và nâng gà lên ở độ cao khoảng 30cm so với mặt đất. Sau đó thả gà tự do khoảng 10 lần trong ngày để tập luyện cho chân gà săn chắc.
- Bài 2: Dùng tay đặt trước lườn trước của gà sau đó hất nhẹ gà lên cao. Gà sẽ bị hẫng và rơi xuống mặt đất, cần dùng chân để giữ thăng bằng.
Trong quá trình thực hiện 2 bài tập này, anh em cần kết hợp quan sát kỹ. Để xem gà có bị khụy gối hay không. Nếu có xuất hiện tình trạng này hãy giảm cường độ tập luyện. Để chúng quen dần để biến chúng trở thành những chú gà đá đẹp nhất nhé.
Qua bài viết trên về những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng gà bị yếu gân, chúng tôi hy vọng có thể giúp ích cho anh em. Chúc anh em sư kê nhanh chóng huấn luyện được cho mình những con gà đá đẹp nhất nhé.