Gà chọi chủ yếu có ở các địa điểm truyền thống chọi gà: Hà Nội, Bắc Ninh, Huế,…Giống gà chọi có các đặc điểm: chân cao, thân dài, cổ cao, mào kép, chân cong,.. Do đặc tính vận động của giống gà này nên chất lượng thịt rất ngon. Việc nuôi dưỡng gà chọi non phải đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng nghiêm ngặt. Đặc biệt là nguồn thức ăn để gà chọi khỏe mạnh, vạm vỡ, nhanh nhẹn và hiếu chiến. Tùy vào mục đích nuôi để lấy thịt hay nuôi để chọi mà có chế độ chăm sóc riêng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ giúp bạn cách nuôi gà chọi con nhanh lớn.
Nhiệt độ úm gà con
Khi nhiệt độ thích hợp, gà con sẽ phân tán đều khắp chuồng gia cầm, sinh hoạt và ăn ngủ tốt sẽ giúp cho gà phát triển nhanh chóng. Khi gà tập hợp lại gần bóng đèn, kêu nhiều và ăn uống kém. Thì tức là nhiệt độ đang khá thấp khiến cho gà bị cảm lạnh, phải lập tức thay bóng đèn có công suất lớn hơn. Hoặc lắp thêm bóng đèn khác.
Khi gà tản ra xa đèn, biểu hiện rối loạn, há mỏ thở, ăn quá ít hay uống nước quá nhiều. Thì có thể nguyên nhân là do nhiệt độ trong chuồng quá cao cần phải giảm nhiệt độ xuống. Nếu gà con cùng đứng về một phía thì có thể là do gió lùa mạnh, bạn nên che chắn chuồng trại cẩn thận. Đây là những lưu ý đầu tiên của cách nuôi gà chọi con nhanh lớn.
Vì sao nên chọn lọc các thức ăn cho gà chọi sung sức, khỏe mạnh?
Thời gian chiếu sáng
Một bí quyết nữa trong cách nuôi gà chọi con nhanh lớn là bảy ngày đầu tiên sau khi bắt đầu nuôi. Bạn cần giữ ấm liên tục trong 24 giờ/ngày. Sau tuần đầu tiên, từ tuần thứ 2 trở đi hãy giảm nhẹ dần thời gian chiếu sáng còn 22 giờ, 21 giờ,… Và duy trì ở mức trung bình là 12 giờ/ngày trong suốt kỳ sinh trưởng của gà con.
Độ ẩm chuồng úm
Hãy để độ ẩm trong chuồng gà duy trì ở mật độ tối thiểu 60-75%. Để đảm bảo hơi nước trong phân thoát ra ngoài dễ dàng. Giúp phân khô ráo và tránh nấm mốc trong chuồng.
Chú ý mật độ chuồng úm
Ở tuần đầu có thể ấp gà gà với mật độ gần 50 con/m2. Sang tuần tiếp theo. Đến tuần tiếp theo hãy mở rộng diện tích chuồng trại với 20-25 con/m2 để tạo khoảng trống giúp và dễ dàng vận động và đến chỗ ăn
Ngoài ra, khi gà đạt ngưỡng 10-21 ngày tuổi, nên cắt nửa mỏ trên của gà và hơ nóng mỏ dưới của gà để kìm hãm sự phát triển và tránh cho gà mổ lung tung làm rơi thức ăn.
Phòng bệnh cho gà chọi con
Như đã nói ở trên, trước khi ấp hay đưa vào chuồng gà cần phải khử trùng, tiêu độc chuồng trại bằng thuốc hoặc bột vôi. Ba ngày đầu tiên hãy cho gà con uống thuốc kháng sinh để phòng một số loại bệnh như: CRD, E.Coli, sốt thương hàn hoặc viêm rốn. Ngoài ra, bạn có thể cho gà uống thuốc bằng ống tiêm hoặc pha vào nước của chúng. Đồng thời bổ sung một số vitamin A, D, E vào nước uống của chúng để đảm bảo trong sức đề kháng của chúng luôn ở trạng thái tốt nhất.
Khi gà con nở ra và hở rốn thì hãy sát trùng bằng cồn iot 0,5% hoặc thuốc xanh methylen 1%.
Và đó là toàn bộ những kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc của cách nuôi gà chọi con nhanh lớn. Chúc người nuôi áp dụng thành công bí quyết này.
Nếu mọi người quan tâm về chủ đề daga phi thomo thì hãy đón chờ bài viết tiếp theo nhé!